Kích thước khổ giấy A0, A1,A2, A3, A4, A5, A6, A7 trong in ấn

Kích thước khổ giấy

Trong ngành in ấn, việc hiểu rõ về kích thước khổ giấy là một yếu tố quan trọng đối với người sử dụng đặc biệt đối với những ai làm trong lĩnh vực in ấn. Những kích thước khổ giấy như A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, và A7 không chỉ đa dạng về kích thước mà còn có nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Trong bài viết dưới đây, Duy An sẽ chia sẻ cho bạn biết được kích thước khổ giấy trong in ấn nhé.

Kích thước khổ giấy

Các tiêu chuẩn của kích thước khổ giấy

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216

Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế được phát triển từ tiêu chuẩn DIN 476 của Đức. Bộ tiêu chuẩn quốc tế này quy định các khổ giấy và phân loại những định dạng giấy khác nhau. Khổ giấy dựa theo tiêu chuẩn ISO 216 cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
  • Kích thước giấy luôn ghi rõ chiều rộng đầu tiên và chiều dài thứ hai.
  • Những khổ giấy A, B và C có hình chữ nhật. Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài là căn bậc hai của 2, hoặc khoảng 1,414.
  • Khổ giấy A0 có diện tích 1m2, chiều rộng 841mm và chiều dài 1189mm.
  • Các khổ giấy trong cùng một dãy (ví dụ: A1, A2, A3) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Mỗi khổ giấy có diện tích bằng một nửa diện tích của khổ giấy trước đó.
  • Khổ giấy B được tính bằng cách lấy trung bình của hai khổ giấy A liền kề. Ví dụ: kích thước B1 nằm trong khoảng từ A0 đến A1.
  • Khổ giấy C được tính bằng cách lấy trung bình giữa khổ giấy A và khổ giấy B. Ví dụ khổ giấy C4 nằm trong khoảng từ A4 đến B4.

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216

Tiêu chuẩn ISO 216 dần dần đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trên toàn cầu. Cũng như được sử dụng rộng rãi ở trong những lĩnh vực như in ấn, văn phòng phẩm, công nghệ thông tin.

Tiêu chuẩn Bắc Mỹ

Tiêu chuẩn Bắc Mỹ do ANSI (American National Standards Institute) thiết lập. Tiêu chuẩn này được sử dụng trong in ấn, đồ họa tại Hoa Kỳ, Mexico và Canada. Các khổ giấy ở đây được xác định dựa theo đơn vị Inch và trên các khổ gốc bao gồm Letter, Legal, Ledger/Tabloid. 8,5*11, 11*17, 17*22, 19*25, 23*35 và 25*38 là những kích thước của trang thông thường.

Đặc điểm kích thước của các khổ giấy

Khổ giấy A0

Khổ giấy A0

A0 là khổ giấy lớn nhất với kích thước 841 x 1189 mm và được sử dụng trong thiết kế bản vẽ xây dựng hoặc đồ họa. Khổ giấy A0 còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau nếu người dùng có nhu cầu sử dụng khổ giấy lớn như: báo tường, tranh trưng bày,…

Khổ giấy A1

Nhỏ hơn một chút so với khổ giấy A0, khổ giấy A1 là 594 x 841 mm, bằng một nửa khổ giấy A0. So với mức độ phổ biến thì khổ giấy A1 không được sử dụng rộng rãi như A0. A1 thường được sử dụng để làm áp phích, biểu ngữ và bản vẽ kiến trúc.

Khổ giấy A2

Khổ giấy A2

Khổ giấy A2, có kích thước 420 x 594 mm, là một trong những khổ giấy trong suốt lớn nhất của khổ A (chỉ sau A0 và A1). A2 thường được người dùng lựa chọn để in lịch, áp phích hoặc in trong các lĩnh vực như bán lẻ, nghệ thuật, tài liệu kinh doanh,…

Khổ giấy A3

Kích thước khổ A3 thường nhỏ hơn A2 và lớn hơn khổ giấy A4. Kích thước tiêu chuẩn của khổ giấy bao gồm chiều rộng x chiều dài: 297*420 mm. Loại giấy này thường được sử dụng ở trong lĩnh vực in ấn. Đối với trường hợp cần nhiều thông tin in ra nhưng giấy A4 không thể chứa được thì khổ giấy A3 là phù hợp nhất.

Khổ giấy A4

khổ giấy a4

Giấy A4 là khổ giấy sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Khổ giấy này có kích thước tiêu chuẩn rộng x dài: 210 x 297 mm. Trong lĩnh vực văn phòng cũng như nhiều lĩnh vực khác của đời sống, giấy A4 được sử dụng vô cùng rộng rãi. Người ta thường sử dụng loại giấy này để in tài liệu, hồ sơ văn phòng, ảnh văn phòng,…

Khổ giấy A5

Ngoài khổ giấy A4, hiện nay nhiều đơn vị thường sử dụng phổ biến khổ giấy A5. Kích thước chỉ bằng 1/2 khổ giấy A4. Cụ thể, chiều rộng x chiều dài của khổ giấy này là 148 x 210 mm. Trong trường hợp thông tin in ra ít mà khổ giấy A4 lại quá lớn người ta sẽ sử dụng giấy A5. Trường hợp phổ biến chính là sử dụng giấy A5 dùng cho mục đích in tờ rơi.

Khổ giấy A6

Khổ giấy A6

Nhỏ hơn A5 và lớn hơn A7 là giấy A6, có kích thước 148 x 105 mm. Kích thước A6 khá nhỏ nên người dùng cần cân nhắc thông tin trước khi chọn in trên khổ A6. Khổ giấy này thường được sử dụng để in bưu thiếp, sổ tay bỏ túi, giấy vệ sinh.

Khổ giấy A7

Cuối cùng là khổ giấy A7 có kích thước 74 x 105 mm, khổ giấy nhỏ nhất theo tiêu chuẩn ISO 216 năm 1975. Khổ giấy A7 dùng để in tờ rơi, vé ca nhạc, thiệp, văn phòng phẩm hoặc tài liệu quảng cáo.

Tại sao nên biết kích thước các khổ giấy?

Chọn giấy phù hợp: Hiểu rõ về khổ giấy sẽ giúp bạn chọn được loại giấy phù hợp cần thiết cho công việc của mình. Ví dụ, trong in ấn, khổ giấy A4 thường được sử dụng cho các tài liệu thông thường. Trong khi khổ giấy A3 phù hợp hơn để in bản đồ hoặc biểu đồ lớn hơn.

Tiêu chuẩn hóa quốc tế: Kích thước giấy đã được tiêu chuẩn hóa quốc tế để đảm bảo tính đồng nhất và tương thích ở các quốc gia khác nhau. Các tiêu chuẩn về kích thước như ISO 216 giúp đảm bảo rằng các kích cỡ giấy tương thích và có thể thay thế cho nhau trên toàn cầu.

Thiết kế và sáng tạo: Hiểu được kích thước giấy giúp bạn tận dụng tốt khoảng trống trên giấy. Điều này rất quan trọng trong việc thiết kế, vẽ hoặc trình bày thông tin. Việc hiểu rõ kích thước giấy sẽ giúp bạn cân nhắc và định hình không gian trên trang để tạo ra kết quả tốt nhất.

Tiết kiệm và hiệu quả: Sử dụng khổ giấy phù hợp có thể giúp tiết kiệm giấy và tài nguyên. Ví dụ: nếu bạn sử dụng khổ giấy lớn hơn mức cần thiết, bạn có thể sẽ sử dụng nhiều giấy và dung lượng lưu trữ hơn. Việc hiểu rõ các khổ giấy sẽ giúp bạn tối ưu hóa việc sử dụng giấy và đạt được hiệu quả cao hơn.

Kết luận

Tóm lại, mỗi khổ giấy đều có những công dụng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của người dùng. Việc hiểu và áp dụng đúng giúp bạn tạo ra những sản phẩm chất lượng và đầy sáng tạo.

Đánh giá