Gsm là gì là câu hỏi mà nhiều bạn đang thắc mắc. Tuy nhiên Gsm lại là một thuật ngữ phổ quen thuộc trong ngành in ấn. Mà người trong ngành bắt buộc phải nắm vững. Có thể nói, tùy theo giá trị GSM mà giấy sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau và đáp ứng các chức năng phù hợp.
Vậy gsm là gì? Vai trò trong in ấn của gsm là gì. Và làm thế nào để tính định lượng giấy gsm? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Duy An giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Gsm là gì?
Định lượng giấy Gsm viết tắt của cụm từ “Grams per square Meter” có nghĩa là số gam trên một mét vuông giấy. Nói cách khác, Gsm là một đơn vị đo lường. Nó được tính bằng thương số giữa khối lượng của một tờ giấy chia cho diện tích của tờ giấy đó (g/m2). Số gsm của giấy càng cao thì càng nặng. Hay theo nghĩa khác là giấy càng dày.
Phân loại các kiểu định lượng giấy
Định lượng GSM rất quen thuộc với những ai làm trong ngành in ấn. Bởi các ấn phẩm khác nhau sẽ cần thao tác trên các loại giấy khác nhau. Đặc biệt:
– GSM từ 35 g/m2 – 85 g/m2: loại giấy này thường dùng in báo hàng ngày, giấy in mỏng hoặc giấy vở thường.
– GSM từ 90 g/m2 – 100 g/m2: dùng làm một số ấn phẩm trong môi trường văn phòng công ty như catalog, tiêu đề thư,..
– GSM từ 120 g/m2 – 150 g/m2: giấy dùng để in poster quảng cáo, brochure, tờ rơi,… Ngoài ra, để tăng độ bền và để giấy không thấm nước có thể được tráng một lớp màng bên ngoài.
– GSM từ 210 g/m2 – 300 g/m2: các loại giấy có độ dày cao thường dùng làm hộp, bìa sách dày, tờ rơi.
– GSM từ 350 g/m2 – 400 g/m2: Loại dày cứng dùng làm giấy mời, danh thiếp, bìa gấp sang trọng, tạp chí bìa cứng, menu…
Độ dày giấy chỉ phụ thuộc vào yếu tố GSM?
Như đã nói trên phần GSM là gì thì GSM càng cao thì giấy sẽ càng dày. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cứ cùng GSM thì giấy sẽ có độ dày như nhau. Bởi vì độ dày cũng được xác định bởi tính chất của bột giấy. Đối với giấy làm từ bột giấy nặng, dù có bằng GSM với giấy làm từ bột giấy nhẹ. Thì giấy làm từ bột nhẹ vẫn sẽ mỏng hơn.
Cách tính định lượng giấy gsm
Cách tính định lượng giấy được tính theo định lượng giấy trên diện tích 1m2. Đây là diện tích tiêu chuẩn để tính Gsm của giấy. Mỗi định lượng giấy khác nhau sẽ tương ứng với độ dày, mỏng của giấy khác nhau.
Thông thường giấy được sản xuất theo số lượng. Sau đó chúng được phân loại, sắp xếp và liệt kê thành bảng định lượng dạng giấy để thuận tiện cho việc mua bán và sử dụng.
Chỉ trong một số trường hợp cần loại giấy đặc biệt để tạo vật phẩm mới, người ta mới đo, đong, đếm chính xác thể tích của mỗi mét vuông giấy theo công thức trên.
Một số loại giấy phổ biến hiện nay theo gsm
Giấy Couche
Giấy Couche là loại giấy rất được ưa chuộng để in tờ rơi, catalogue, brochure,… Giấy có bề mặt bóng, láng mịn, in ấn rất bắt mắt và tươi sáng. Định lượng khoảng 90-300g/m2. Thường gọi là C100 hay C150, ý nói giấy Couche định lượng 100g/m2 hay 150g/m2. C matt cũng tương tự nhưng chất lượng nghe kém hơn một chút.
Giấy couche ngoài độ dày hơn giấy Ford còn có những ưu điểm khác về độ mịn, độ bóng và độ sáng. Vì vậy, các ấn phẩm báo chí chuyên nghiệp, poster, catalogue thường sử dụng loại giấy này để tăng tính thẩm mỹ và sang trọng.
Giấy Bristol
Giấy Bristol là loại giấy cao cấp hơn Couche, giấy dày và xốp hơn. Bề mặt giấy hơi bóng, mịn, độ bám mực vừa phải nên in offset đẹp. Và thường dùng để in hộp đựng sản phẩm như dược phẩm, mỹ phẩm, bìa sơ mi, card, flyer, thiệp mời, thiệp cưới. Định lượng thường thấy ở mức 230 – 350g/m2.
Giấy Ford
Giấy Ford là loại giấy thông dụng nhất. Đây là loại giấy sử dụng khi in bình thường, in tài liệu trong văn phòng hoặc ra tiệm photo. Với định lượng thông thường 70-80-90g/m2…Tài liệu in trên giấy Ford được bảo quản lâu dài, không bị lem, phai màu. Giấy Ford có bề mặt nhám và bám mực tốt nên được dùng làm phong bì lớn nhỏ, tập học sinh, giấy note, hóa đơn (giấy in vi tính liên tục),..
Giấy Crystal
Giấy Crystal có một mặt rất bóng gần như được phủ một lớp keo bóng, mặt còn lại nhám. Crystal thường là loại trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu của sản phẩm.
Giấy Ivory
Giấy Ivory thường có hai mặt khác nhau, một mặt nhẵn, bóng và mặt còn lại hơi nhám. Loại giấy này thường được dùng để làm bao bì thực phẩm, phổ biến nhất là hộp bánh trung thu hàng năm. Trong khi mặt ngoài bắt mắt được in các họa tiết và màu sắc với thông tin rõ ràng thì mặt trong lại trơn nhẵn.
Giấy Duplex
Giấy Duplex có một mặt trắng và gần bằng Bristol, mặt còn lại thường là giấy bồi. Thường dùng trong hộp sản phẩm hơi to, cứng và chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2.
Kết luận
Qua thông tin trên bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu được GSM là gì. Việc xác định lượng giấy gsm là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn biết chính xác loại giấy mình cần in mà còn giúp bạn sử dụng đúng mục đích. Sử dụng đúng loại giấy sẽ làm cho các sản phẩm in trông chuyên nghiệp và tăng thêm giá trị.