Hiện nay, trên thị trường có nhiều công nghệ in đa dạng như in offset, in kỹ thuật số. Nhưng công nghệ in UV vẫn giữ vị trí vững chắc trong ngành in ấn. Vậy bạn có biết in UV là gì? Đặc trưng và ưu điểm của in uv là gì? Hãy cùng Duy An khám phá về công nghệ in ấn này trong bài viết ngay dưới đây nhé!
Công nghệ in UV là gì?
In UV là một phương pháp in phun trực tiếp lên bề mặt của vật liệu sử dụng mực in UV. Sau đó sấy khô ngay lập tức bằng đèn UV (có thể là đèn UV LED hoặc đèn UV thủy ngân). Kỹ thuật in UV có nhiều điểm tương đồng với công nghệ in offset, nhưng khác biệt ở việc sử dụng mực in UV thay vì mực in offset.
Mặc dù có sự tương đồng, nhưng in UV phức tạp hơn nhiều so với in offset thông thường. Điều này xuất phát từ việc phải có hệ thống sấy khô mực UV. Hệ thống này bao gồm các thành phần như đèn sấy. Kết hợp với các bước xử lý như Corona, UV Nitro, Flame,… Hệ thống này đảm bảo mực in UV bám chặt lên bề mặt in và khô nhanh chóng.
3 đặc trưng tiêu biểu của kỹ thuật in, phủ UV
In UV là một cái tên mới trên thị trường in ấn tại Việt Nam, chỉ mới có 3 năm tuổi. So với những phương pháp in truyền thống tồn tại từ hơn một thập kỷ, công nghệ in UV mang đến nhiều sự khác biệt đáng kể.
Mực có độ dày lớn
So với các loại mực khác, mực in, phủ UV thường có độ dày lớn hơn. Bạn có thể dễ dàng cảm nhận điều này. Điều này tạo ra sự tương phản cao cho bản in và bạn có thể điều chỉnh độ dày tùy ý.
Chất lượng màu sắc xuất sắc
Mực in UV thường có chất lượng màu sắc vượt trội so với các loại mực in khác. Kết quả là bản in thường sáng và thu hút mắt hơn, với độ bóng đặc biệt cho sản phẩm. Nếu bạn muốn trang trí hoặc tạo nghệ thuật, thì in UV là lựa chọn xuất sắc.
Độ bền tuyệt vời
Điểm đáng chú ý nhất của in UV chính là độ bền. Các sản phẩm in UV vượt trội hoàn toàn so với các công nghệ in khác về độ bền và không bị phai màu. Mực in UV có chất lượng cao, có khả năng chống nắng, chống nước và chống xâm thực theo thời gian.
Khi sử dụng ngoài trời, chúng có thể bền từ 1 đến 5 năm. Còn trong nhà, độ bền có thể lên đến 15 năm.
Ưu, nhược điểm của in UV là gì?
Ưu điểm
Kỹ thuật in UV đã nhanh chóng đánh bại các đối thủ và được khách hàng cũng như các xưởng in tin dùng, nhờ những ưu điểm vượt trội mà không phải công nghệ in nào khác cũng có:
Tính thẩm mỹ
Công nghệ in UV nổi bật với tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm in UV có bề mặt bóng. Nên có thể được tạo ra với kết cấu phẳng hoặc sần tùy theo yêu cầu của khách hàng. Điều này tạo nên sự độc đáo cho các sản phẩm in.
Độ bền vượt trội
Mực in UV có khả năng duy trì màu sắc và hình dạng của sản phẩm qua thời gian. Sản phẩm phủ UV định hình thường không bị phai màu và có thể tồn tại trong thời gian dài. Điều này đặc biệt hữu ích cho các ứng dụng đòi hỏi độ bền và sự ổn định màu sắc.
Mực khô nhanh
In UV có thể làm cho mực in khô ngay lập tức sau khi sản phẩm được in xong. Điều này giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian chờ đợi.
An toàn cho người dùng
Công nghệ in UV thường không sử dụng các chất độc hại cho sức khỏe con người. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm in UV không gây hại cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.
Tạo hiệu ứng đặc biệt
Kỹ thuật in UV cho phép tạo ra nhiều hiệu ứng đặc biệt trên sản phẩm in. Điển hình như in bóng, in nổi, in cát UV, in kim loại và nhiều hiệu ứng khác.
Đa dạng vật liệu in
Công nghệ in UV có khả năng in trên nhiều loại vật liệu khác nhau. Từ giấy đến nhựa, gỗ, kim loại và thậm chí cả kính. Điều này làm cho nó trở thành một công nghệ in đa dạng và linh hoạt.
Nhược điểm của in, phủ UV định hình
Công nghệ in UV, mặc dù có nhiều ưu điểm đáng kể, nhưng cũng không tránh khỏi một số nhược điểm:
- Giá thành cao: Với chất lượng in cao cấp và các tính năng đặc biệt, công nghệ in UV thường có giá thành cao hơn so với các loại máy in thông thường. Điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất và in ấn.
- Dễ bị vàng và biến dạng: Sản phẩm in UV có thể dễ bị vàng nếu tiếp xúc với đèn sấy UV quá nhiều lần. Điều này có thể ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng của sản phẩm.
- Chi phí bảo quản mực in cao: Mực in UV yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt để đảm bảo tính ổn định và chất lượng. Chi phí bảo quản mực có thể tăng lên. Đồng thời thời gian bảo quản thường ngắn hơn so với mực in truyền thống.
- Nguy cơ kích ứng da và mắt: Mực in UV thường ở trạng thái ướt chưa khô. Nếu tiếp xúc với nó có thể gây kích ứng cho da và mắt. Việc làm khô mực in một cách hiệu quả trở thành một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho người làm việc.
- Mất độ bóng của giấy: Quá trình in UV, cùng với việc sử dụng đèn làm khô, có thể làm mất độ bóng ban đầu của giấy. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm đòi hỏi sự sáng bóng và tương phản cao.
Những nhược điểm này cần được xem xét kỹ lưỡng khi quyết định sử dụng công nghệ in UV trong quá trình sản xuất và in ấn.
Ứng dụng phổ biến của công nghệ in UV
– In bảng hiệu công ty và biển chức danh: Bảng hiệu luôn đòi hỏi sự sang trọng và sắc nét để tạo ấn tượng mạnh mẽ. Do đó, in UV, phủ UV được sử dụng phổ biến. Nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và chính xác về màu sắc cho các loại bảng hiệu này.
– In tranh trang trí: In UV thường được áp dụng để in tranh canvas và các tác phẩm trang trí khác. Công nghệ này giúp tạo ra các bức tranh chất lượng cao với độ sắc nét và thẩm mỹ tốt.
– In băng rôn và poster: Việc in UV làm cho các mẫu băng rôn và poster trở nên ấn tượng hơn. Không chỉ về thiết kế và slogan, mà cả về màu sắc và sự sắc nét. Từ đó tạo ra những sản phẩm thu hút sự chú ý.
– In pet dẻo: Công nghệ in UV thường được sử dụng để làm các loại túi xách và cặp xách thời trang từ chất liệu PET dẻo.
– In đá tự nhiên: Công nghệ in UV được áp dụng để làm cho những tác phẩm phong thuỷ sử dụng đá tự nhiên. Sử dụng công nghệ này giúp sản phẩm trở nên tinh tế và sang trọng hơn.
– Các ứng dụng khác: In UV có rất nhiều ứng dụng đa dạng khác nhau. Bao gồm in lên da, simili giả da, in trên PET dẻo (để làm trần xuyên sáng cao cấp). Tn trên backlit film cao cấp và aluminum (dùng cho hộp đèn). In bìa quyển photo album, bìa sổ, in trên phông bạt quảng cáo,…
Kết luận
In UV là công nghệ in mới nhưng sở hữu nhiều ưu điểm ấn tượng. Hy vọng với những thông tin về “in UV là gì” phía trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về in, phủ UV. Từ đó lựa chọn được phương pháp in phù hợp với nhu cầu hiện tại của bản thân hoặc doanh nghiệp mình.