6 Loại mực in offset chất lượng và đặc điểm từng loại

Mực in rất đa dạng về chủng loại cũng như các đặc tính khác nhau. Như mực in Offset, mực Ribbon,… Các xưởng in sẽ sáng tạo các loại mực in bằng cách phối hợp các loại hóa chất với nhau thông qua công thức riêng để tạo ra loại mực in phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, cũng sẽ cần một người có kĩ năng am hiểu về tính chất của từng loại mực để mang đến một thành phẩm tốt nhất.

In offset là gì

Để tìm hiểu rõ hơn về mực in Offset là gì? Thì hãy theo chân Duy An tìm hiểu nhé!

In Offset là gì?

In Offset là một kĩ thuật in ấn được áp dụng rộng rãi hiện nay. Kĩ thuật này sẽ áp dụng cho việc in ấn các cuốn sách, báo, tạp chí,… Nó thường được sử dụng cho việc in ấn số lượng lớn. Với chi phí thấp hơn so với với các kĩ thuật in ấn khác trên thị trường.

Kĩ thuật in Offset được thực hiện bằng cách chuyển các dữ liệu từ bản in lên bề mặt kim loại. Bề mặt kim loại này sẽ phủ một lớp hóa chất phát đây được gọi là tấm Offset. Và sau đó sẽ diễn ra quá trình truyền mực từ tấm offset lên giấy. Thành phẩm In Offset sẽ đưa ra những bản in sắc nét và chất lượng.

Mực in Offset là gì?

Đây là một loại mực được thiết kế riêng cho các bề mặt như giấy để truyền mực từ bề mặt kim loại lên giấy. Mực in có màu sắc đa dạng, thành phần khác nhau để phù hợp với các nhu cầu in ấn. Các thành phần của mực in Offset có thể sẽ khác nhau bởi chất tạo độ bóng, chất tạo màu, chất tạo độ bền màu.

Mực in offset là gì

Cũng thể sản xuất mực in theo yêu cầu in ấn. Như in trên các bề mặt không thấm nước, đồ bền màu cao,… Việc chọn loại mực phù hợp rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng in ấn.

6 loại mực In Offset và đặc điểm của từng loại

 

6 loại mực in offset và đặc điểm của từng loại

Mực in offset dạng bột

Đây là một dạng mực In Offset dạng bột thường được cấu tạo từ bột canxi hoặc bột đá và chất dẻo như nitrat cellulose hoặc polyvinyl chloride. Đây là một trong những loại mực in Offset phổ biến vì nó có độ phủ màu cao cho ra chất lượng mịn và nét. Tuy nhiên, loại mực này sẽ có một khuyết điểm là thường bị lem màu khi mực chưa khô. Để khắc phục người ta thường sử dụng các loại mực có keo để khắc phục.

Mực in offset dạng dầu

Đây là loại mực in được pha trộn bởi các thành phần như chất tạo màu, chất kết dính, chất làm loãng dầu. Ưu điểm của loại mực này là có độ bền cao, màu sắc rực rỡ. Đồng thời, loại mực này sẽ được sử dụng in trên các mặt giấy khác nhau.

Mực in offset dạng dầu

Tuy nhiên, loại mực này sẽ có một số hạn chế như thời gian để sơn khô sẽ lâu hơn các loại mực khác. Khó khăn trong việc tái sử dụng, có mùi hương khá là nồng. Do đó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người in.

Mực in offset dạng nước

Đây là một loại mực được cấu tạo từ nước và chất tạo màu. Thường là màu hữu cơ hoặc màu phụ gia. Mực in Offset dạng nước sẽ an toàn hơn mực in Offset dạng bột. Vì không chứa các chất hóa học nên rất thân thiện với môi trường. Mực in Offset bằng nước sẽ phù hợp để in các loại giấy như giấy tái chế, giấy mịn,… Không nên sử dụng Mực in Offset dạng nước cho loại giấy bóng vì sẽ không đảm bảo được độ bóng và độ bền màu.

Mực in offset UV

Là loại mực sử dụng tia UV trong quá trình in ấn. Khi chiếu tia UV vào mực in thì sẽ như chất xúc tác trực tiếp kích hoạt các chất hóa học trong mực để phục vụ cho việc in ấn.

Ưu điểm:

  • Cho phép in ấn trên tất cả các loại giấy kể cả giấy bóng và không thấm nước.
  • Sử dụng loại mực này thời gian khô sẽ nhanh hơn, tối ưu hóa được thời gian sản xuất.
  • Tạo độ bền và độ sáng cho bản in.

Mực in offset uv

Nhược điểm:

  • Có thể gây độc hại cho người in vì tiếp xúc trực tiếp với hóa chất .
  • Có giá thành khá cao.

Mực in offset silicone

Loại mực này được pha trộn từ các nguyên liệu như silicon, chất đóng rắn và các chất phụ gia. Loại mực này phù hợp cho những yêu cầu có độ bền như các bề mặt như cao su, vải,…

Ưu điểm:

  • Có độ bám dính cao trên các về mặt.
  • Khả năng chịu được nhiệt độ và áp lực cao.
  • Tạo độ bền và chống mài mòi cho bản in theo thời gian.

Mực in Ribbon 

Đây là loại mực in áp dụng cho công nghệ in nhiệt trực tiếp hoặc gián tiếp. Mực in Ribbon thường sử dụng để in các mã vạch, nhãn tem, thông tin sản phẩm trên bao bì.

Mực in Ribbon sẽ được sản xuất dưới dạng chất lỏng và đựng trong một cuộn nhỏ. Khi sử dụng người in sẽ bỏ cuộn mực in vào máy in nhiệt trực tiếp hoặc gián tiếp. Sau đó, mực sẽ tan chảy và sẽ được truyền qua lớp màng Ribbon để in thông tin lên sản phẩm.

Kết luận

Trên đây là 6 loại mực in Offset phổ biến trên thị trường. Hi vọng bài viết này có thể cung cấp các thông bổ ích và giải đáp được các thắc mắc của bạn. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)