Portfolio là gì? Sự khác nhau giữa CV và portfoliot

portfolio là gì

Hầu hết mọi người đều biết đến hoặc nghe qua thuật ngữ “Portfolio” khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Đặc biệt là đối với những người làm việc trong lĩnh vực thiết kế. Một portfolio độc đáo và thú vị có khả năng tạo dấu ấn mạnh mẽ với nhà tuyển dụng, giúp bạn nổi bật trong vòng sơ tuyển ban đầu.

Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ Portfolio là gì? Cũng như cách thiết kế Portfolio sao cho thu hút? Hãy cùng Duy An tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

portfolio là gì

Portfolio là gì?

Portfolio còn được gọi là hồ sơ năng lực. Nó có thể được hình dung như một sổ tay ghi chép lại những thành quả mà bạn đã tạo ra trong suốt quá trình làm việc.

Mặc dù không phổ biến bằng CV, nhưng Portfolio lại là một công cụ mạnh mẽ để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hoặc nhà đầu tư. Thông qua Portfolio, bạn có thể trình bày cho nhà tuyển dụng những kỹ năng, kinh nghiệm. Cũng như sự sáng tạo của riêng bạn. Nó cũng cho phép bạn thể hiện cá tính riêng và tầm nhìn sáng tạo của mình. Từ đó giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá được tiềm năng của bạn.

Tầm quan trọng của Portfolio

Lý do cần xây dựng Portfolio là gì? Liệu Portfolio có thực sự cần thiết? Trên thực tế, Portfolio đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Đối với cá nhân: Portfolio giúp bạn nổi bật giữa “rừng” ứng viên cạnh tranh cho cùng một vị trí. Nó làm cho nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung được các dự án, kinh nghiệm và kỹ năng bạn đã trình bày trong CV. Đồng thời còn cho họ thấy sự sáng tạo và khả năng của bạn.
  • Đối với doanh nghiệp: Portfolio của doanh nghiệp có thể được xem như một dạng văn bản quảng cáo và nhận diện thương hiệu. Thường, các doanh nghiệp sẽ in Portfolio thành các bản riêng lẻ và tặng cho khách hàng. Điều này giúp đối tác có cái nhìn đánh giá cụ thể và chi tiết về doanh nghiệp, giúp họ xác định xem liệu có thể hợp tác hay không.

Phân loại Portfolio

Có nhiều loại Portfolio khác nhau mà bạn có thể lựa chọn, chia thành các loại chính như sau:

Theo nhu cầu:

  • Portfolio cá nhân: Được tạo ra để trình bày sản phẩm và thành tựu của một cá nhân.
  • Portfolio doanh nghiệp: Được dùng để thể hiện các sản phẩm, dịch vụ hoặc dự án đáng chú ý của một doanh nghiệp.

Phân loại portfolio là gì

Theo hình thức:

  • Portfolio bản in: Loại này thường được in thành sách mỏng hoặc catalog. Portfolio bản in có các kích thước như A4, A3, A5.
  • Portfolio PDF: Thích hợp để gửi điện tử hoặc chia sẻ trực tuyến với người khác.
  • Portfolio dạng website: Loại này cho phép bạn tiếp cận một lượng lớn người xem thông qua trang web của bạn. Chúng thường được sử dụng bởi những người làm freelance.
  • Portfolio dạng video: Thường được sử dụng bởi những người ứng tuyển vào vị trí liên quan đến diễn xuất hoặc trình diễn, loại này tổng hợp kinh nghiệm của họ trước ống kính.

Cấu trúc chuẩn của một Portfolio cá nhân

Một bộ Portfolio chuyên nghiệp và được đánh giá cao cần bao gồm ba phần chính sau:

Phần giới thiệu

Khi xem Portfolio, người xem cần biết thông tin cơ bản về người, doanh nghiệp sở hữu. Vì vậy, phần giới thiệu không thể thiếu trong mọi Portfolio. Phần này bao gồm các yếu tố quan trọng sau:

  • Tên và thông tin cá nhân
  • Hình ảnh chân dung chất lượng cao của bạn hoặc logo thương hiệu.
  • Trình bày về lĩnh vực chuyên môn, các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan.
  • Tóm tắt về kinh nghiệm làm việc và thành tựu nổi bật.
  • Mục tiêu nghề nghiệp bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
  • Các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Tóm tắt về quá trình làm việc ở các đơn vị trước đây.
  • Thành tựu nghề nghiệp.
  • Các thông tin liên hệ như số điện thoại, email,…

Các sản phẩm nổi bật

Có một quan điểm phổ biến rằng nên đưa càng nhiều sản phẩm càng tốt vào Portfolio. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Cấu trúc chuẩn của một portfolio cá nhân

Nếu bạn đưa quá nhiều sản phẩm vào trong Portfolio, nó sẽ trở nên quá dài và thiếu điểm nhấn. Điều này không chỉ làm giảm điểm ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Mà còn có thể làm mất cơ hội việc làm nếu họ phát hiện những sản phẩm kém chất lượng.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đưa quá ít sản phẩm, Portfolio của bạn có thể trông sơ sài và không thuyết phục. Do đó, cần biết lựa chọn các tác phẩm chất lượng và biết cách đặt sản phẩm ở các vị trí thu hút. Điều này giúp Portfolio trở nên gọn gàng, bắt mắt. Từ đó cũng giúp thuyết phục nhà tuyển dụng hơn.

Đánh giá từ đối tác

Nhận được đánh giá từ những khách hàng hoặc đối tác mà bạn đã từng cộng tác sẽ tạo nên uy tín cho Portfolio của bạn. Những lời khen ngợi và thành tích trong quá trình làm việc sẽ tăng thêm giá trị cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngoài ba phần chính đã đề cập ở trên, một Portfolio hoàn chỉnh còn cần bao gồm những chi tiết sau:

  • Thông tin về quyền sở hữu: Hãy đảm bảo bạn ghi rõ ràng rằng các tác phẩm trong Portfolio là do bạn sáng tạo. Và đều thuộc quyền sở hữu cá nhân hoặc tổ chức mà bạn từng hợp tác.
  • Phương châm sống và làm việc: Tóm lược quan điểm cá nhân và cách bạn tiếp cận công việc trong lĩnh vực bạn theo đuổi.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Rõ ràng hóa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn trong sự nghiệp tương lai để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về hướng đi của bạn.

Sự khác nhau giữa CV và Portfolio là gì?

CV và Portfolio đều là những công cụ quan trọng trong quá trình xin việc. Tuy nhiên chúng có một số khác biệt quan trọng mà ứng viên cần phải hiểu rõ để sử dụng hiệu quả.

So sánh CV và portfolio

Dưới đây là những điểm khác biệt chính giữa trả lời cho câu hỏi “sự khác nhau giữa cv và portfolio là gì?”:

Về nội dung

CV chứa thông tin cá nhân, quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng. Cũng như thành tích, chứng chỉ, hoạt động ngoại khóa và sở thích cá nhân của bạn. Còn Portfolio tập trung vào việc trình bày các sản phẩm, dự án bạn đã thực hiện.

Portfolio thường bao gồm mô hình, hình ảnh, bản vẽ. Hoặc các tài liệu thực tế liên quan đến công việc của bạn. Vì thế số lượng mục trong Portfolio có thể thay đổi tùy theo hoạt động của bạn.

Về hình thức

Mặc dù chưa có quy định cụ thể về độ dài của CV và Portfolio. Nhưng cả hai đều nên súc tích, ngắn gọn và đầy đủ thông tin. Điều này giúp thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Thông thường, một CV nên được viết trong khoảng 01 – 02 trang.

Trong khi đó, lý lịch trích ngang không phải là nội dung chính của Portfolio. Nội dung chính là khối lượng sản phẩm đa dạng và đầy sáng tạo. Do đó, thường ứng viên sẽ in sẵn tập Portfolio và mang theo nó khi phỏng vấn để làm minh chứng cho kinh nghiệm làm việc của họ.

Một số lưu ý để có Portfolio đẹp mắt và thu hút

Dưới đây là một số lưu ý trong cách làm Portfolio đẹp mắt và thu hút nhà tuyển dụng:

Tập trung vào chi tiết quan trọng

Khi tạo Portfolio, bạn không cần phải lấp đầy nó bằng tất cả thông tin có thể. Một bộ Portfolio đẹp thường không quá nhiều chi tiết. Thỉnh thoảng, chỉ cần một vài bức ảnh ấn tượng hoặc vài dòng tiêu đề chính là đủ.

Hãy chọn những thông tin mà bạn tự hào. Đồng thời loại bỏ những phần bạn cảm thấy không đáng để hiển thị. Điều này sẽ giúp bạn có một Portfolio hoàn hảo hơn.

Lưu ý để có một portfolio đẹp, thu hút

Tìm từ khóa quan trọng cho Portfolio

Mỗi câu chuyện hay hình ảnh đều có những từ khóa và chi tiết quan trọng. Portfolio của bạn cũng vậy. Hãy đặt ra những “từ khóa” quan trọng về bản thân mình. Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng tò mò và quan tâm hơn.

Đặc biệt, những thành tựu và công trình làm việc, cùng với hình ảnh và số liệu ấn tượng, sẽ tạo điểm nhấn để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng.

Lựa chọn số dự án phù hợp

Thường thì một Portfolio có từ 10 đến 20 dự án khác nhau là hợp lý nhất. Nhưng tất cả những dự án này cần phải có giá trị thực sự và phản ánh được tài năng của bạn. Hãy tránh thêm những dự án không có giá trị để chỉ đơn giản đạt được số lượng. Điều này sẽ làm mất giá trị của Portfolio và dẫn đến sự phân tâm của người xem.

Cập nhật thường xuyên

Thông tin trong Portfolio sẽ được cập nhật liên tục. Thường thì bạn nên bao gồm những dự án hoàn thành trong vòng 3 năm gần đây để thể hiện tính liên tục và sự phát triển trong công việc. Tuy nhiên, những thành tựu đáng chú ý của bạn cũng nên được liệt kê, bất kể thời gian nào. Đó là những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của bạn.

Kết luận

Tóm lại, Portfolio xin việc là một cơ hội để bạn tự trình bày tài năng và kinh nghiệm của mình. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Portfolio là gì. Cũng như biết cách tạo ra một Portfolio xin việc xuất sắc nhất cho bản thân.

Đánh giá