Cách sửa bóng đèn LED đơn giản, chi tiết từ A đến Z

Cách sửa bóng đèn LED

Với các thiết bị điện chiếu sáng như đèn LED thì bạn có thể dễ dàng gặp phải một số trường hợp đèn LED bị hỏng. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và gây bất tiện đến hiệu quả quảng cáo của bảng hiệu LED. Trong bài viết dưới đây, Duy An sẽ giúp bạn biết được cách sửa bóng đèn LED đơn giản. Từ việc nhận diện vấn đề đến các bước thực hiện sửa chữa, sẽ giúp bạn khắc phục sự cố và đảm bảo hiệu suất làm việc của bảng quảng cáo.

Cách sửa bóng đèn led

Nguyên nhân đèn LED bị hỏng

Để biết cách sửa bóng đèn LED, trước hết bạn cần xác định chính xác nguyên nhân khiến bóng LED không hoạt động. Để việc sửa lỗi được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Tránh rơi vào tình huống “lợn lành chữa thành lợn què”.

Dưới đây là 4 nguyên nhân phổ biến thường gây ra lỗi đèn LED bị hỏng.

Đèn LED không sáng hoặc nhấp nháy do dây dẫn

Đèn LED không sáng hoặc nhấp nháy do dây dẫn

Nếu phát hiện đèn của bạn bị hỏng thì bạn nên thử kiểm tra lại hệ thống đấu nối dây. Các dây dẫn có tiếp xúc chính xác không, các đầu nối đã được lắp đúng chưa?

Tiếp theo, nếu không phải do các kết nối, bạn có thể kiểm tra xem dây có bị đứt hay hở mạch hay không. Hay có những điểm nối nào được nối ngắn mạch với nhau không? Vì trong quá trình lắp đặt lắp nối sẽ xảy ra hiện tượng đầu nối thừa và dây nối chạm vào đầu nối khác gây ra hiện tượng đoản mạch.

Đèn LED không sáng do chip LED bị hỏng

Đèn LED có bền hay không, ánh sáng có đồng đều hay không đều được quyết định bởi chip LED. Vì vậy, nếu bóng đèn LED không sáng, nhấp nháy liên tục hoặc ánh sáng mờ thì nguyên nhân có thể là do chip LED bị hỏng.

Đèn bị hỏng do nguồn điện

Đèn bị hỏng do nguồn điện

Nguyên nhân tiếp theo có thể dẫn đến tình trạng này là do nguồn điện. Bộ nguồn là nơi dòng điện xoay chiều trở thành dòng điện một chiều, tương ứng với điện áp của đèn LED bạn đang sử dụng.

Nếu đèn LED của bạn không sáng, bạn có thể kiểm tra nguồn điện. Nguồn điện bị hỏng hoặc chất lượng kém có thể là nguyên nhân khiến đèn LED của bạn bị hỏng.

Do bộ tản nhiệt

Nguyên nhân cuối cùng là tản nhiệt của bạn. Chúng ta đều biết rằng khi phát ra ánh sáng, năng lượng nhiệt mà đèn tỏa ra và đặc biệt là đèn LED là rất lớn.

Vì vậy, nếu tản nhiệt của bạn có vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đèn LED của bạn, đèn sẽ nóng dần lên, hoạt động không liên tục và cuối cùng dẫn đến hỏng hóc.

Cách sửa bóng đèn led đơn giản nhanh chóng

Đèn LED bị nhấp nháy

Cách sửa Đèn led bị nhấp nháy

Nếu ánh sáng tiếp tục nhấp nháy trong thời gian dài có thể gây mỏi mắt. Ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc của người dùng. Vì vậy, cần kiểm tra nguyên nhân để khắc phục ngay bằng cách thực hiện theo các bước sau:
  • Bước 1: Kiểm tra dây từ nguồn điện đến dây trong bộ đèn xem có bị đứt không. Nếu dây bị đứt, hãy kết nối lại. Sau khi nối lại dây, nếu đèn vẫn không sáng thì chuyển sang bước 2.
  • Bước 2: Kiểm tra bộ khởi động và chấn lưu. Nếu 2 bộ phận này bị hỏng thì cần phải thay thế mới.
  • Bước 3: Kiểm tra chip LED bên trong còn sáng hay không bằng bút thử điện và bộ đổi nguồn. Nếu chip không sáng, hãy thay một phần hoặc toàn bộ chip bằng chip mới. Nếu chip vẫn sáng nhưng vẫn không có điện thì nên thay nguồn điện.

Đèn led hỏng do dây điện

Nếu đèn LED nhà bạn không sáng do dây điện, bạn hoàn toàn có thể xem lại hướng dẫn lắp đặt cho chính xác. Kết nối lại dây hoặc thay thế bằng dây mới nếu sự cố là dây bị hỏng.

Tuy nhiên, trong toàn bộ quá trình kiểm tra, thay thế dây nguồn, bạn cần nhớ ngắt kết nối nguồn điện trước. Nếu là người nghiệp dư, bạn có thể nhờ người có kinh nghiệm. Hoặc thợ điện để tránh những hậu quả không mong muốn.

Đèn Led hỏng chip

Cách sửa đèn led hỏng chip

Đèn có hoạt động hay không, có bền hay không tất cả đều phụ thuộc vào chip. Vì vậy, khi chip của bóng đèn bị hỏng hãy thay chip mới.

Tuy nhiên, khi chip LED bị hỏng, bạn nên nhờ người có chuyên môn như thợ điện sửa chữa. Để tránh làm hỏng các bộ phận liên quan khác của bảng đèn LED quảng cáo.

Đèn led hỏng do bộ nguồn

Để khắc phục lỗi, trước tiên bạn cần kiểm tra kỹ chất lượng nguồn điện đầu vào và thay máy biến áp mới. Sau đó bạn thay nguồn sáng mới vào đèn:
  • Bước 1: Tháo vỏ bóng đèn và tháo chip LED ra, để lộ dây dẫn và nguồn điện bên trong.
  • Bước 2: Mua bộ nguồn mới ở tiệm sửa chữa hoặc tận dụng nguồn/bóng đèn LED bị hỏng.
  • Bước 3: Hàn nguồn sáng lên bề mặt chip
Nếu có máy hàn: Bạn hàn 2 đầu dây nguồn vào 2 cực trên bề mặt chip.
Nếu không có mỏ hàn: Dùng bật lửa đốt nóng thanh chì để làm keo dán cho bề mặt dây và chip.

Bí quyết giúp đèn LED hoạt động ổn định

Bí quyết giúp đèn led hoạt động ổn định

Chọn đúng loại đèn có chất lượng đảm bảo: việc sở hữu một chiếc đèn tốt, chất lượng cao chắc chắn sẽ có tác dụng tốt hơn so với các sản phẩm khác đang trôi nổi trên thị trường. Ngoài việc chọn được một sản phẩm tốt, bạn cần tìm một mẫu đèn phù hợp với nhu cầu sử dụng và đặc điểm của nguồn điện nơi bạn định lắp đặt.

Nguồn điện luôn ổn định: bạn có thể sử dụng một số thiết bị như ổn áp để giúp nguồn điện luôn ổn định. Điều này sẽ giúp bóng đèn tuýp LED của bạn luôn hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ của chúng

Kiểm tra đèn thường xuyên và định kỳ: kiểm tra đèn định kỳ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho bản thân và đảm bảo tuổi thọ của bóng đèn. Bởi khi bạn kiểm tra đèn thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm các lỗi. Đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời cũng như vệ sinh chúng một cách sạch sẽ.

Kết luận

Tóm lại, biết được cách sửa bóng đèn led sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục những vấn đề với bóng đèn. Với cách này, bạn không chỉ tiết kiệm thời gian và tiền bạc mà còn giúp bảng hiệu đèn LED điện tử luôn được chiếu sáng.

Đánh giá