Ép kim là gì? Sự khác nhau giữa kỹ thuật in ép kim và ép nhũ

Ép kim

Ép kim – một trong những phương pháp in ấn cổ điển, đã tồn tại từ rất sớm trên thế giới. Bằng cách này, thành phẩm sau in của các doanh nghiệp thể hiện được sự ấn tượng, sang trọng. Từ đó gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng.

Nếu bạn đang tìm hiểu thêm về kỹ thuật này, hãy cùng Duy An khám phá thêm về cách hoạt động của in ép kim trong bài viết dưới đây.

Ép kim

Khái niệm ép kim, ép nhũ

Ép kim là gì?

Ép kim là một kỹ thuật nổi tiếng, sử dụng sức ép lớn cùng nhiệt độ để gắn lớp mỏng kim loại lên bề mặt giấy hoặc da. Để thực hiện quá trình này, cần phải sử dụng khuôn.

Hiện nay có hai loại khuôn phổ biến là khuôn kẽm và khuôn đồng. Khuôn kẽm thường được sử dụng phổ biến hơn vì giá thành thấp và thời gian thực hiện nhanh. Tuy nhiên, khuôn kẽm không bền bằng khuôn đồng và độ chính xác của nó cũng không cao bằng.

Ép kim trên card visit hoặc các ấn phẩm khác thường đòi hỏi việc dập kim toàn bộ nội dung, tạo dập nổi dập chìm, ép kim phủ UV hoặc ép kim bồi 3D để tạo hiệu ứng độc đáo.

Ép kim là gì

Ép nhũ là gì?

Ép nhũ là một trong những kỹ thuật sau quá trình in ấn. Kỹ thuật ép nhũ được áp dụng để tăng cường vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm. Khác với kỹ thuật dập kim, quá trình ép nhũ diễn ra nhanh chóng. Nên phù hợp với những nhu cầu in ấn đòi hỏi tốc độ và linh hoạt.

Các cơ sở in ấn thường sử dụng loại mực nhũ đặc biệt. Và được áp dụng trực tiếp lên bề mặt sản phẩm thay vì cần sử dụng khuôn như trong kỹ thuật ép kim. Màu sắc được sử dụng trong quá trình ép nhũ thường rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào sở thích và nhu cầu của khách hàng. Các màu phổ biến nhất bao gồm vàng, bạc, tím, trắng camay, xanh…

Chất liệu dùng để in ép kim

Phương pháp in ép kim có thể được áp dụng trên nhiều loại chất liệu, chủ yếu là giấy. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình in ấn không gây rách hoặc hằn mặt còn lại thì định lượng giấy nên từ 250gsm trở lên.

Chất liệu dùng để ép kim

Thông thường, kỹ thuật ép dập kim loại thường được thực hiện trên các chất liệu như giấy Couche, giấy mỹ thuật, giấy Ivory và nhiều loại giấy khác. Đây là những loại chất liệu thường được sử dụng để tạo ra name card, túi hộp và các sản phẩm tương tự. Nhờ quá trình gia công dập kim loại làm cho chúng trở nên ấn tượng và đẳng cấp hơn.

Ứng dụng tiêu biểu của kỹ thuật ép kim

Thông thường thì những sản phẩm phù hợp với kỹ thuật in dập kim thường là những sản phẩm có ít chi tiết. Hoặc có các chi tiết đặc biệt cần làm nổi bật. Những sản phẩm đơn giản về thiết kế khi kết hợp với kỹ thuật này sẽ tạo nên điểm nhấn và thu hút ánh nhìn. Từ đó tập trung sự chú ý của người xem. Điều này cũng phù hợp với những sản phẩm có số lượng ít hoặc vừa phải.

  • Name card: Với kích thước nhỏ, Name Card không chỉ phù hợp với kỹ thuật này, mà còn làm cho name card trở nên chuyên nghiệp và nổi bật.
  • Thiệp cưới: Đây là một trong những sản phẩm thường xuyên sử dụng kỹ thuật ép kim. Các họa tiết trên thiệp cưới với những thiết kế khác nhau không chỉ tạo ra phong cách riêng mà còn thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp. Kết hợp giữa kỹ thuật dập kim, dập nổi và dập chìm cũng tạo nên một phong cách độc đáo.
  • Bìa menu: Một số bìa menu sử dụng chi tiết dập kim để tạo sự ấn tượng ban đầu. Từ đó tạo ấn tượng giữa thương hiệu với khách hàng.
  • Catalogue: Một số trang trong catalogue thường được sử dụng kỹ thuật dập kim để làm nổi bật hoặc nhấn mạnh thông tin quan trọng.

Ứng dụng của ép kim

So sánh sự khác nhau giữa kỹ thuật ép nhũ và ép kim

Kỹ thuật ép kim và ép nhũ, từ lâu đã được áp dụng trong ngành in ấn. Nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ cho các sản phẩm. Người ta thường dễ nhầm lẫn giữa hai kỹ thuật này do hình thức tương tự.

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa dập kim và ép nhũ, bạn có thể xem xét các điểm sau:

Lịch sử phát triển

Ép kim ra đời trước ép nhũ và trở thành một phần quan trọng trong lĩnh vực in ấn.

Tốc độ hoàn thành

Kỹ thuật ép nhũ thường thực hiện nhanh chóng hơn. Do sử dụng máy in nhũ trực tiếp lên sản phẩm. Điều này phù hợp với những khách hàng đang cần sự nhanh chóng.

Trong khi đó, kỹ thuật dập kim yêu cầu nhiều thời gian hơn. Vì đòi hỏi việc tạo và thử nghiệm khuôn. Công đoạn này mất nhiều thời gian hơn rất nhiều so với việc in trực tiếp bằng máy in nhũ như ở kỹ thuật ép nhũ.

Chi phí thực hiện

Mặc dù tốc độ thực hiện của ép nhũ nhanh hơn so với ép kim. Nhưng chi phí thực hiện của cả hai kỹ thuật không chênh lệch quá nhiều. Thậm chí, chúng có thể có giá tương tự. Dập kim mặc dù yêu cầu thời gian hơn, nhưng tạo ra hiệu ứng lún độc đáo trên bề mặt sản phẩm cần in. Đó cũng là một yếu tố quan trọng đáng xem xét.

Sự khác nhau giữa ép kim và ép nhũ

Chất lượng và thẩm mỹ

Ép kim đem đến sản phẩm với tính thẩm mỹ nổi bật hơn so với ép nhũ, nhờ khả năng tạo hiệu ứng lún độc đáo trên bề mặt. Việc sử dụng khuôn trong kỹ thuật này còn đảm bảo rằng sản phẩm dập kim loại có vẻ ngoại hình tinh tế, chuyên nghiệp và hấp dẫn. Đồng thời, kỹ thuật dập kim còn giúp bảo đảm màu sắc đồng đều và độ bám dính tốt hơn so với kỹ thuật ép nhũ.

Ứng dụng của ép kim và ép nhũ

Kỹ thuật dập kim và ép nhũ đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật sản phẩm. Cũng như truyền tải thông điệp của nhà sản xuất. So với các sản phẩm thông thường in offset, việc áp dụng hai kỹ thuật này giúp tăng cường tính thẩm mỹ và giá trị của sản phẩm một cách đáng kể.

Cả ép kim và ép nhũ đều có ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực và sản phẩm. Bao gồm in túi giấy, hộp giấy, name card, thiệp mời, lịch, và nhiều loại sản phẩm khác. Quyết định chọn giữa hai kỹ thuật này thường dựa trên đặc điểm sản phẩm, ngân sách và yêu cầu của chiến dịch tiếp thị.

Nếu bạn cần thực hiện in nhanh cho dự án với số lượng nhỏ. Ép nhũ có thể là sự lựa chọn hợp lý vì không đòi hỏi công đoạn làm khuôn như dập kim. Tuy nhiên, khi bạn có yêu cầu in số lượng lớn. Đồng thời đòi hỏi chất lượng và thẩm mỹ cao, thì dập kim là kỹ thuật phù hợp nhất cho bạn.

Kết luận

Vậy là Duy An vừa gửi đến bạn các thông tin xoay quanh hai kỹ thuật ép nhũ và kim. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về kỹ thuật ép kim và ép nhũ. Từ đó lựa chọn được hình thức phù hợp với ấn phẩm của thương hiệu mình.

Đánh giá