Cụm từ “Leaflet” có lẽ vẫn còn xa lạ với những người không làm trong ngành in ấn. Thậm chí có thể bạn chưa từng nghe đến. Vậy Leaflet là gì? Leaflet có giống như Flyer hay Brochure, thường được dùng để PR, quảng cáo dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp trong chiến lược marketing?
Để trả lời những câu hỏi trên và cập nhật thêm những thông tin xoay quanh thuật ngữ này. Hãy cùng Duy An theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé!
Leaflet là gì?
Leaflet là một tờ giấy rời nhỏ hoặc tập giấy được gấp lại thành nhiều trang. Nội dung trong Leaflet dùng để giới thiệu, quảng cáo một mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Về nội dung, leaflet khá giống với brochure. Nhưng về hình thức, leaflet có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều.
Leaflet thường có thông tin cô đọng và hình ảnh bắt mắt. Và được in trên các khổ giấy A4, A5. Thông thường, Leaflet sẽ được trưng bày trên các kệ chính. Hoặc phân phát cho mọi người tại các sự kiện. Ngoài ra nó còn là hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc hoặc thông tin đính kèm trên các mẫu bìa hồ sơ. Đó là những hình thức đơn giản nhất của Leaflet.
Vai trò của Leaflet trong quảng cáo
Trong kinh doanh, Leaflet là một phần quan trọng không thể thiếu. Nó giúp doanh nghiệp triển khai quảng cáo và bán hàng hiệu quả. Với mỗi thể loại và mục đích, Leaflet cũng khác nhau về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, với thiết kế bắt mắt và nội dung hấp dẫn, Leaflet vẫn có thể mang lại nhiều khách hàng cho doanh nghiệp.
Hiện nay, Leaflet cũng có thể hoạt động trên các thiết bị công nghệ nhờ phiên bản kỹ thuật số. Với việc mở rộng phạm vi hoạt động, Leaflet hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn nữa. Vì vậy, đây sẽ là một trong những chiến lược phát triển quan trọng mà doanh nghiệp nên đầu tư đúng mức.
Những ưu, nhược điểm khi sử dụng leaflet là gì?
Ưu điểm
Thể hiện đầy đủ thông tin
Leaflet không giới hạn số lượng chữ, không quy định cụ thể về ký tự. Mọi thông tin bạn muốn truyền tải đến người dùng đều có thể đưa vào tờ rơi. Tuy nhiên, kích thước của tờ rơi khá nhỏ gọn nên cần phải cô đọng thông tin, không nên quá dài và rối rắm.
Tiết kiệm chi phí
Chi phí phát tờ rơi thấp hơn nhiều so với các hình thức Marketing khác. Với hình thức phát tại các sự kiện hay nơi tập trung đông người vẫn được coi là cách làm hiệu quả với chi phí bỏ ra không lớn. Đối với những doanh nghiệp không mạnh về các kênh Digital Marketing và Online Marketing thì đây là cách tiếp cận khách hàng tốn ít chi phí và thời gian nhất.
Thiết kế bắt mắt, ấn tượng
Một người có thể nhận được rất nhiều tờ rơi khi tham dự một sự kiện. Vì vậy một thiết kế bắt mắt sẽ thuyết phục người nhận giữ lại. Bạn có thể thiết kế tờ rơi lạ mắt như hình bao thư, hình chữ Z, hình đôi… Đồng thời, tờ rơi thường chứa nhiều thông tin nên bố cục nội dung hợp lý, dễ đọc, dễ nhìn sẽ khiến người đọc cảm thấy dễ chịu.
Có mục tiêu nhân khẩu học cụ thể
Phương thức tiếp thị bằng tờ rơi giúp tiếp cận thông tin một cách trực tiếp và đầy đủ hơn so với các phương thức khác. Nhắm mục tiêu một đối tượng cụ thể có hiệu quả cao. Ngoài ra, khi bạn đi phát tờ rơi trực tiếp đến nhóm đối tượng ở khu vực phù hợp với sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Trình bày rõ ràng, dễ đọc
Leaflet là một hình thức marketing, giúp truyền tải thông tin đến khách hàng mục tiêu. Đồng thời kích cầu khi khách hàng có nhu cầu. Do đó, nội dung được trình bày rõ ràng, dễ đọc để thông tin được truyền tải tốt hơn.
Nhược điểm
Không có tác động lâu dài
Leaflet chỉ có tác động ngắn hạn đối với người dùng, người nhận đã đọc. Nếu họ chưa đọc thì họ có thể đánh rơi bất cứ lúc nào. Đồng thời leaflet cũng không có khả năng tác động ngay lập tức đến hành động của khách hàng. Để được khách hàng chú ý, Leaflet phải được thiết kế đủ ấn tượng ngay lần đầu, nếu không rất dễ “bị vứt đi”.
Thường được coi là ít quan trọng
Chỉ có một số tờ rơi được đầu tư về mặt hình thức và nội dung. Còn lại hầu hết là tờ rơi in hàng loạt, nội dung không có gì mới. Vì vậy mọi người thường không quan tâm, cảm thấy phiền khi nhận nó. Nhiều tờ rơi với hình thức sơ sài được phát hàng ngày khiến người nhận cảm thấy tờ rơi không mấy quan trọng.
Cách phân biệt giữa Leaflet, Brochure, Flyer, Pamphlet
Để hiểu rõ hơn về Leaflet là gì, bạn cần phân biệt giữa Leaflet và một số khái niệm ấn phẩm khác. Các ấn phẩm quảng cáo khác cũng đang được sử dụng rộng rãi như Flyer, Brochure, Pamphlet.
So sánh Leaflet và Flyer
Flyer hay còn gọi là tờ gấp có kích thước tương đương tờ A4, A5, A6. Thông tin trên Flyer rất đơn giản và chi phí in ấn cũng rất rẻ. Vì chúng thường dùng để phát với số lượng lớn.
Một trong những lý do tại sao Flyer chỉ đáng xem một lần là vì nó được phát ở những nơi đông người, nơi công cộng,… Và thường thì mọi người chỉ xem một lần rồi bỏ. Vì vậy, Flyer được in trên giấy kém chất lượng, thiết kế sơ sài, không có gì nổi bật.
Về cách tạo flyer khá giống với leaflet. Tuy nhiên về nội dung và hình thức thì leaflet được đầu tư hơn. Và sự khác biệt lớn nhất giữa Leaflet và Flyer là chất lượng giấy và màu in.
So sánh Leaflet và Brochure
Brochure là những ấn phẩm quảng cáo riêng của doanh nghiệp. Brochure thường được in trên giấy đắt tiền hơn, được gấp làm 4 hoặc 3.
Khác với với Flyer, Brochure được thiết kế để giữ lại vì nó chứa thông tin quan trọng. Vì vậy Brochure thường được phát vào cuối các buổi thuyết trình, sự kiện. Đặc biệt là những ai quan tâm đến thông tin sự kiện thì mới lấy Brochure. Đây cũng là mục đích hướng đến đối tượng mục tiêu chính.
So sánh Leaflet và Pamphlet
Pamphlet có thiết kế như những trang sách nhưng không có gáy. Có thể gập làm 2, 3 và khi gập 4 được coi là tờ gấp. Nguyên tắc chung là số trang phải nhiều hơn 5 và ít hơn 48.
Pamphlet thường sẽ là ý tưởng thiết kế và nội dung độc quyền của công ty cho các chiến dịch quảng cáo của họ. Pamphlet thường đề cập đến những thông tin chung về dịch vụ, sản phẩm nổi bật mà doanh nghiệp đang truyền thông. Không có quy tắc cụ thể nào cho nội dung của pamphlet.
Kết luận
Bài viết trên vừa trả lời cho bạn câu hỏi Leaflet là gì? Và cách phân biệt Leaflet với những ấn phẩm khác. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị về Leaflet, cũng như các ấn phẩm quảng cáo quen thuộc khác.