Giấy Carton là gì? Phân loại và ứng dụng của giấy carton

Giấy carton

Giấy Carton hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như giấy bìa carton hay carton tấm. Đây là một loại chất liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất thùng giấy Carton và hộp carton với nhiều lợi ích thiết thực.

Dưới đây là những thông tin hữu ích về chất liệu Carton mà Duy An đã tổng hợp được.

Giấy carton

Giấy Carton là gì?

Giấy Carton là thành phần chủ yếu trong quá trình sản xuất thùng và hộp giấy carton. Vật dụng được sử dụng rộng rãi trong việc đóng gói, vận chuyển và lưu kho hàng hóa.

Loại giấy này còn được biết đến như bìa cứng hoặc carton sóng. Chúng thường được tạo thành từ hai loại giấy chính: giấy thường và giấy sóng. Mặc dù có những biến thể mỏng chỉ gồm 2 lớp. Nhưng các loại giấy 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp là phổ biến trong ngành in ấn hộp giấy. Ngoài ra còn có cả giấy 9 lớp, đạt hiệu suất cao trong ứng dụng sản xuất.

Cấu tạo của chất liệu Carton

Carton không chỉ nổi bật với cấu tạo đặc biệt mà còn với độ cứng và độ bền vượt trội so với các loại giấy thông thường. Dù sử dụng những loại giấy mỏng. Nhưng nhờ vào cấu trúc đặc biệt này, tấm carton đã trở thành lựa chọn phổ biến nhất trong việc in ấn bao bì giấy cho nhiều sản phẩm khác nhau.

Thành phần cấu tạo của tấm Carton

Giấy

Giấy được sử dụng trong bìa carton thường được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên hoặc từ tái chế giấy. Đây chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cấu trúc của sản phẩm bìa cứng carton.

Quá trình xử lý giấy để làm bìa carton đòi hỏi sự kỹ lưỡng. Nhằm loại bỏ những tạp chất có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thùng giấy carton. Các quy trình xử lý khác nhau sẽ tạo ra các loại carton với chất lượng khác nhau, từ cao cấp đến phổ thông.

Polyethylene

Polyethylene (PE) là một loại nhựa dẻo thuộc họ polyetylen. Chất liệu này được hình thành thông qua phản ứng trùng hợp. Đây là thành phần quan trọng đóng vai trò trong việc cung cấp tính cơ học đặc trưng, giúp tạo nên độ cứng và tính dẻo cho giấy carton. Điều này giúp hộp giấy carton trở nên cứng cáp và bền bỉ hơn.

Thành phần cấu tạo thùng giấy carton

Mặc dù tỷ lệ của Polyethylene trong thành phần tấm carton thấp. Nhưng nó có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của sản phẩm carton. Điều này cho phép đáp ứng linh hoạt với các tính chất cụ thể mà mỗi thùng carton cần.

Nhôm

Nhôm là một thành phần chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cấu trúc bìa carton. Mặc dù tỷ lệ nhỏ, nhưng vai trò của nhôm vẫn rất quan trọng. Nhôm giúp tăng khả năng chống ăn mòn của giấy carton và ngăn chặn nhiễm từ. Ngoài ra, việc sử dụng nhôm còn giúp carton duy trì tính ổn định ở nhiệt độ bình thường và giảm nguy cơ cháy.

Cấu trúc của giấy Carton

Cấu trúc của bìa carton đều theo một bảng xếp hạng độ dày và chất liệu. Mỗi phần đều có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính chất và đặc tính của sản phẩm cuối cùng.

Thông thường, cấu trúc của giấy carton bao gồm ít nhất một lớp giấy thường và một lớp giấy sóng. Số lớp sẽ ảnh hưởng đến độ dày của giấy. Đặc biệt là loại sóng sẽ chịu trách nhiệm cho tính chất cơ bản của sản phẩm.

  • Loại Sóng A: Cao khoảng 4.7 mm, với 33 bước sóng trên mỗi 30 cm giấy. Sóng A có khả năng phân tán lực trên toàn bộ bề mặt giấy, tạo nên tính chất độ bền đồng đều.
  • Loại Sóng B: Cao khoảng 2.5 mm, với 47 bước sóng trên mỗi 30 cm giấy. Sóng B thường được sử dụng khi cần khả năng chống xuyên thủng cao.
  • Loại Sóng C: Cao 3.6 mm, với 39 bước sóng trên mỗi 30 cm giấy. Sóng C đứng giữa sóng A và B, kết hợp tính chất của cả hai loại sóng.
  • Loại Sóng E: Là sóng thấp nhất, với độ cao 1.5 mm và 90 bước sóng trên mỗi 30 cm giấy. Sóng E thường được sử dụng cho các sản phẩm yêu cầu sự mảnh mai nhưng vẫn giữ được khả năng chịu lực.

Cấu trúc của giấy

Những ưu, nhược điểm của giấy Carton

Ngày nay, thị trường đang phát triển với đa dạng loại giấy tấm carton, mỗi loại đều có cấu tạo độc đáo. Nhìn chung, chúng đều được sử dụng rộng rãi trong việc đóng gói và vận chuyển hàng hóa.

Ưu điểm

Carton sở hữu đến nhiều ưu điểm đáng chú ý:

  • Trọng lượng nhẹ: Carton thường có trọng lượng nhỏ, với các định mức phổ biến như 115gsm, 125gsm, 150gsm hoặc 175gsm. Giúp việc vận chuyển và lưu trữ trở nên thuận tiện hơn.
  • Giá thành thấp: Giá carton thường thấp hơn so với nhiều chất liệu đóng gói khác. Nên là lựa chọn phù hợp với nhiều ngân sách doanh nghiệp.
  • Dễ dàng cắt, chỉnh linh hoạt: Giấy carton được cắt thành từng khổ, cho phép xưởng in ấn linh hoạt lắp ghép theo nhiều cách khác nhau. Điều này tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm cuối cùng như carton dán, carton đóng ghim, và carton gài.
  • Khả năng chịu lực cao: Cấu trúc từ các lớp sóng giấy làm cho bìa carton chịu lực tốt và phân tán áp lực hiệu quả. Thích hợp để sản xuất các hộp cứng cao cấp và các sản phẩm đòi hỏi độ bền cao.
  • Bảo vệ sản phẩm tốt hơn: Khả năng chịu lực và khả năng chống ánh sáng của giấy carton bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi tác động bên ngoài, giữ cho sản phẩm luôn trong tình trạng tốt nhất.
  • Thân thiện với môi trường: Với chất liệu từ giấy, tấm carton dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên và có thể tái chế.

Ưu nhược điểm

Nhược điểm của chất liệu Carton

Một số nhược điểm của tấm carton mà bạn cần lưu ý gồm:

  • Thời gian lưu trữ ngắn: Do chủ yếu làm từ giấy, nên tấm carton không thể lưu trữ được lâu. Đối mặt với vấn đề phân hủy khi tiếp xúc với không khí ẩm. Nên dễ bị mủn hoặc bị mọt khi lưu trữ thời gian dài.
  • Dễ bắt lửa: Cần được bảo quản nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt để tránh rủi ro cháy. Nhiệt độ cao có thể làm tăng khả năng cháy của thùng carton.
  • Kị nước: Vì giấy là thành phần chính nên carton thấm nước rất nhanh. Tiếp xúc với nước có thể làm giấy nở, nhũn ra. Từ đó làm mất độ cứng và hình dạng ban đầu.

Phân loại và ứng dụng của giấy Carton

Giấy Carton thường được phân loại theo số lớp, tạo ra nhiều loại khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là carton 3 lớp, carton 5 lớp và carton 7 lớp.

Carton 2 lớp

Được biết đến với độ mỏng, giấy carton 2 lớp thường không phù hợp để làm thùng carton chính vì sự mảnh mai của nó. Thay vào đó, nó thường được ưa chuộng để làm tấm lót hàng. Giúp bảo vệ sản phẩm và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

Giấy carton 3 lớp

Tấm carton 3 lớp thường được hình thành bởi:

  • 2 lớp giấy thường (lớp mặt và lớp đáy).
  • 1 lớp sóng ở giữa.

Lớp giấy bề mặt thường được làm mịn, chất lượng cao hơn so với lớp giấy đáy. Giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng. Trong một số trường hợp, cả hai mặt giấy cũng có thể được làm giống nhau.

Carton 3 lớp thường được ưa chuộng trong việc sản xuất các loại thùng carton đa dạng về mẫu mã, kích thước và kiểu dáng. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho việc đóng gói những mặt hàng nhẹ và yêu cầu tính thẩm mỹ.

Phân loại

Tấm carton 5 lớp

Giống như carton 3 lớp, giấy carton 5 lớp cũng có cấu trúc độc đáo với 3 lớp giấy thường và 2 lớp giấy sóng xen kẽ. Điểm đặc biệt nằm ở cách sắp xếp lớp giấy sóng. Thông thường, carton từ 5 lớp trở lên sẽ kết hợp giữa hai loại giấy sóng khác nhau.

Khi nhìn từ ngoài vào trong, bạn sẽ thấy giấy sóng thấp ở bên ngoài. Sau đó là lớp giấy sóng cao ở giữa, đan xen với các lớp giấy mặt. Việc này giúp thùng carton tận dụng toàn bộ tính chất và ưu điểm của từng loại sóng giấy. Do đó carton 5 lớp trở nên rất cứng cáp, có khả năng chịu lực và va đập cũng như lực nén rất tốt.

Carton 7 lớp

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, giấy carton 7 lớp nổi lên như một loại giấy carton dày nhất và đa dạng nhất trong số các loại giấy carton. Với 3 lớp giấy sóng và 4 lớp giấy thường, tấm carton 7 lớp được xếp xen kẽ nhau theo tỉ lệ 1 lớp giấy thường đến 1 lớp giấy sóng.

Carton 7 lớp có đặc tính dày và cứng cáp. Nên thích hợp cho việc đóng gói các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn. Điển hình như máy móc, linh kiện, nội thất và hàng gia dụng đồ gỗ.

Phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là carton 7 lớp kết hợp với sóng BCB. Loại này nổi bật với độ bền tốt và khả năng bảo vệ tối ưu cho mọi mục đích sử dụng. Tuy nhiên, để đáp ứng đa dạng nhu cầu và tính chất khác nhau, người ta cũng sử dụng các kết hợp như sóng ABC, AEB, BCE, AEC, AEE…

Tấm carton 9 lớp

Ở Việt Nam, giấy carton 9 lớp ít được sử dụng và thường chỉ xuất hiện trong một số ngành nghề đặc thù. Loại giấy này có độ dày và độ cứng cao. Đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của những ứng dụng đòi hỏi khả năng chống va đập và bảo vệ hàng hóa cực kỳ cao.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về giấy carton, một loại giấy phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong việc in hộp giấy carton. Sự đa dạng của tấm carton mang lại nhiều tùy chọn cho việc đóng gói hàng hóa. Tùy thuộc vào loại sản phẩm và yêu cầu cụ thể, bạn có thể linh hoạt chọn lựa loại carton phù hợp.

Đánh giá