Module LED đóng vai trò quan trọng nhất trong cấu trúc của màn hình LED. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đều ưa chuộng sử dụng module LED nhờ vào khả năng linh hoạt trong việc điều chỉnh kích thước hiển thị theo nhu cầu, đồng thời mang lại sự thuận tiện và chi phí phù hợp. Vậy module led là gì? Có những loại nào và cấu tạo ra sao? Cùng Duy An tìm hiểu trong bài viết này ngay nhé!
Module led là gì?
Module LED là một thiết bị đặc biệt được tạo thành từ một mạng lưới bóng đèn LED, tạo ra một tấm nền sáng chói. Những tấm module LED này có thể linh hoạt ghép nối với nhau để tạo ra màn hình với kích thước mong muốn. Mỗi loại module LED được trang bị với một số lượng bóng LED khác nhau trên bo mạch điện. Kèm theo vi mạch tích hợp (IC) và điện trở để điều chỉnh màu sắc và độ sáng của từng bóng LED.
Đáng chú ý, công nghệ SMT (Surface Mount Technology) được áp dụng trong quá trình lắp đặt chip LED PGB trực tiếp. Thay thế hoàn toàn cho công nghệ LED DIP truyền thống, mang lại sự tiện lợi và hiệu suất tối ưu.
Module có những loại nào?
Module LED DIP (Dual In-line Package)
Module LED DIP là một loại LED 2 cực thường được sử dụng trong các màn hình LED ngoài trời. Chúng được phổ biến trong quá khứ với thiết kế chứa nhiều bóng LED sáng, có tuổi thọ cao và khả năng sử dụng lâu dài. Ví dụ về các loại module LED DIP bao gồm:
- Module LED DIP (P6): Bao gồm 32×32 bóng/module với kích thước 192x192mm.
- Module LED DIP (P8): Bao gồm 16×32 bóng/module với kích thước 128x256mm.
- Module LED DIP (P10): Bao gồm 16×32 bóng/module với kích thước 160x320mm.
Module LED SMD (Surface-Mount Device)
Module LED SMD tương tự với module LED DIP trong cấu trúc. Thế nhưng chúng có nhiều điện cực hơn và kích thước nhỏ hơn. Thích hợp cho các màn hình LED trong nhà. Các loại module LED SMD bao gồm P2, P2.5 và P3, ví dụ:
- Module LED SMD (P2): Bao gồm 64×128 bóng/module với kích thước 128x256mm.
- Module LED SMD (P3): Bao gồm 64×64 bóng/module với kích thước 192x192mm.
Sự khác biệt chính giữa module LED DIP và SMD nằm ở kích thước và số điện cực.
Module LED 7 đoạn
Module LED 7 đoạn bao gồm 7 đèn LED lập trình. Nó có thể hiển thị số thập phân hoặc thập lục phân. Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng đơn giản như đồng hồ treo tường điện tử hoặc hiển thị nhiệt độ.
Module LED 4 bóng
Module LED 4 bóng là tấm module vuông mỏng nhẹ với 4 chip LED được phủ lên thấu kính, phát ra ánh sáng ở các góc với góc tỏa rộng. Chúng thường được sử dụng trong các sản phẩm như hộp đèn LED chiếu sáng, bảng hiệu hộp đèn quảng cáo, hiển thị chữ nổi, viền trang trí và trần nhà.
Module LED 3 màu
Module LED 3 màu sử dụng công nghệ RGB để tích hợp 3 bóng LED màu đỏ, lam và lục trong một điểm ảnh, cho phép hiển thị hàng triệu màu khác nhau. Chúng thường được sử dụng để hiển thị hình ảnh chất lượng và mượt mà.
Module LED ma trận
Module LED ma trận là tấm nhựa hoặc bảng mạch có nhiều bóng LED đơn sắc hoặc đa sắc. Tạo thành một màn hình LED có khả năng hiển thị hình ảnh sống động với nhiều nhiệt độ màu khác nhau. Số lượng đèn LED trên các bảng ma trận càng nhiều thì chất lượng hiển thị càng tốt.
Cấu tạo của Led Module
Cấu trúc của module LED bao gồm bảng mạch PCB, bóng LED, chip điều khiển và IC. Dưới đây là mô tả chi tiết về từng thành phần:
Bảng mạch PCB
- Bảng mạch PCB là trung tâm kết nối cho các linh kiện trong module LED.
- Nhiệm vụ chính của PCB là tạo liên kết giữa bóng LED, chip điều khiển và IC. Giúp tạo ra một mạch điện tử tiện lợi và gọn nhẹ.
Bóng LED
- Bóng LED chứa các chip LED phát quang với định dạng màu sắc RGB.
- Các chip LED này có khả năng hiển thị hàng triệu màu sắc khác nhau, tạo ra hiệu ứng ánh sáng đa dạng.
Chip điều khiển - Các module LED hiện nay thường sử dụng các chip điều khiển màn hình LED sử dụng công nghệ SMD, thay vì công nghệ DIP ở các thế hệ trước đây.
- Công nghệ SMD cho phép module LED hiển thị màu sắc thông qua các điểm ảnh RGB.
- Tuổi thọ trung bình của các chip LED SMD là khoảng 100.000 giờ. Chúng tiêu thụ chỉ khoảng 30% năng lượng so với các bóng LED truyền thống.
- Có nhiều dòng chip SMD phổ biến như 2121 và 2020 (thường dùng cho màn hình LED trong nhà) cùng với 2727, 3535, 3528 (thường dùng cho màn hình LED ngoài trời).
- IC (Vi mạch tích hợp)
- Trong màn hình LED, IC chứa hàng nghìn điện trở siêu nhỏ, tụ điện và các linh kiện khác.
- IC thường được gắn lên mặt sau của module LED, giúp giảm kích thước tổng thể của bảng mạch PCB và đơn giản hóa cấu trúc tổng thể của module.
Các thông số quan trọng của module LED
Kiểu bóng LED
Sự tiến bộ trong công nghệ đã khiến cho chip SMD vượt trội hơn so với DIP trong việc cung cấp chất lượng. Do đó, khi chọn loại bóng LED, quan trọng để xem xét sự phù hợp của chip SMD với nhu cầu cụ thể. Đồng thời cân nhắc về giá cả.
Kích thước module LED
Kích thước của module LED đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chất lượng hình ảnh. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, kích thước module sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển, thi công lắp đặt.
Cường độ ánh sáng module LED
Cường độ sáng của màn hình LED ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng cách mà nó có thể chiếu sáng. Đối với hiệu suất tốt ở khoảng cách xa, cường độ sáng càng cao là lựa chọn tốt nhất.
Khoảng cách điểm ảnh
Chất lượng hiển thị của màn hình LED phụ thuộc chủ yếu vào độ phân giải, được đo bằng khoảng cách giữa các điểm ảnh. Đối với module LED, việc có điểm ảnh nhỏ, thường được ký hiệu bằng kích thước P (mm), sẽ mang lại hình ảnh rõ nét và chất lượng cao. Ví dụ, module P2 có khoảng cách giữa các điểm ảnh là 2mm.
Tốc độ làm tươi
Thông số này thể hiện số khung hình mà màn hình LED có thể hiển thị trong một giây (Hz). Tốc độ làm mới càng cao, chất lượng hiển thị trên màn hình LED càng tốt.
Ngoài ra, các yếu tố như thang độ xám, kiểu quét, chỉ số IP cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chọn lựa.
Kết luận
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong về module led là gì cũng như phân loại và cấu tạo của led module. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Theo dõi ngay website của Duy An để có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn nữ nhé!